A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đa dạng hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

(Chinhphu.vn) - Theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số có thể được tổ chức theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa.  

(Chinhphu.vn) - Theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số có thể được tổ chức theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa.

 

Quy định mới về đào tạo, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Đa dạng hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số. 

Theo Thông tư, đối tượng tuyển sinh gồm: 

Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đa dạng hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

Thông tư nêu rõ, tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

Về kiểm tra, đánh giá: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết.

Học viên dự thi cuối khoá cần đảm bảo các điều kiện sau: Đạt điểm trung bình chung các bài kiểm tra (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2) từ 5,0 trở lên tính theo thang điểm 10, không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm; không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình;

Bài thi cuối khóa có lượng kiến thức, kỹ năng theo quy định tại các Chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thời gian thi cuối khóa đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút, đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Quản lý và cấp chứng chỉ

Học viên được đánh giá hoàn thành chương trình thì được cấp chứng chỉ.

Các loại chứng chỉ gồm: Chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho các học viên hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 3/6/2023.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/da-dang-hinh-thuc-to-chuc-dao-tao-boi-duong-tieng-dan-toc-thieu-so-10223042110512881.htm


Nguồn:dinhlap.langson.gov.vn Sao chép liên kết

Thông tin Tổng hợp

Thông tin tuyên truyền

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang online : 0
Hôm nay : 187
Trong tháng : 5.265
Tất cả : 131.535